Tấm Formica là một loại vật liệu cách nhiệt và cách âm được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng và trang trí nội thất.
Tấm Formica thường được sử dụng để tạo bề mặt bền, dễ vệ sinh và có tính thẩm mỹ cao cho các bề mặt như bàn làm việc, bàn ăn, mặt bàn trang điểm, tủ bếp, tủ quần áo, cửa và các mặt bằng trang trí khác. Nó có nhiều màu sắc, hoa văn và hoàn thiện khác nhau, giúp tạo ra nhiều lựa chọn thiết kế cho không gian nội thất.
Cấu tạo tấm Laminate
Tấm phủ Laminate có cấu tạo gồm 3 lớp đó là lớp Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), lớp Decorative Paper (lớp tạo vân) và cuối cùng là lớp Kraft Paper (lớp giấy nền). Cả 3 lớp này được liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng keo dán chuyên dụng, ép bằng quá trình gia nhiệt tạo nên độ ổn định cao, độ bền tuyệt đối.
Ngoài ra nó còn có thêm lớp đệm rất mỏng dùng để tăng độ kết dính khi bôi keo vào. Cụ thể từng lớp như sau:
1.Lớp thứ nhất, lớp Overlay
Chính là lớp trên cùng, được bao phủ bởi một lớp keo melamine trong suốt, có tác dụng ổn định. Đặc biệt là mang đến những tính năng tuyệt vời như độ cứng cao, chịu lửa, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và mối mọt, kháng lại các tác động của hóa chất đồng thờ dễ vệ sinh lau chùi.
2. Lớp thứ hai, lớp Decorative paper
Là lớp phim tạo màu, các mẫu màu sắc và hoa văn trên tấm phủ là nhớ lớp này tạo nên. Nó được thiết kế trên máy rồi in lên loại giấy phim đặc biệt này, dưới tác động bởi lực ép ở nhiệt độ cao lên đến 220ºC, lớp overlay nóng chảy và bám chặt vào lớp giấy phim, nhờ vậy mà nó rất bền và thật màu.
3. Lớp thứ ba, lớp Kraft Papers
- Lớp này gồm các lớp giấy nền kraft được ép chặt với nhau dưới tác động của lực ép ở nhiệt độ cao.
- Độ dày của tấm phủ phụ thuộc vào lượng giấy nền, muốn nó dày thì tăng lớp nên và ngược lại
- Trong đó, giấy nền Kraft được làm chủ yếu từ bột giấy và phụ gia ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và 125ºC) nên rất bền, dai và thô, màu sắc thường là màu nâu hoặc xám với định lượng 50-135(g/m2).
Kích thước tấm Laminate tiêu chuẩn
Kích thước tiêu chuẩn của tấm phủ này là 1220x2440mm, trong đó:
- Độ dày tấm thường vào khoảng 0.6~ 0.8mm.
- Độ dày tấm Laminate có thể uốn cong (post-forming) là 0.5mm.
Bề mặt sản phẩm có nhiều loại như: mặt mờ (matt), mịn (satin), xước, vân nổi, sần, bóng gương …
Ưu, nhược điểm của tấm phủ Laminate
1. Ưu điểm
- Bề mặt có tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng, các loại màu như màu trơn, màu kim loại, màu ánh nhũ,…
- Tấm film của sản phẩm rất phong phú như: vân gỗ tự nhiên, vân sần, vân nổi, vân đá…
- Dòng sản phẩm post forming có độ dẻo dai, dễ dàng uốn cong để tạo hình cho nhiều đồ nội thất như quầy, kệ, giá để đồ, bàn trang điểm, …
- Bề mặt tấm phủ có tính năng: chống xước, chống phai màu, chịu nhiệt cao, ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn, ngăn ngừa mối mọt, dễ lau chùi, chống các tác động từ hóa chất, giúp lưu giữ vẻ đẹp của nội thất lâu dài.
- Có khả năng chịu va đập và các tác động vật lí cực cao, giúp duy trì tuổi thọ của sản phẩm.
- Dễ dàng thi công, tạo hình và lắp ghép.
2. Nhược điểm
Có nhiều ưu điểm nhưng nó vẫn tồn tại một số hạn chế như:
- Giá thành cao hơn nhiều loại phủ khác như sơn PU.
- Yêu cầu thợ kỹ thuật cao cùng keo dán hiện đại.